ĐIỂM DANH 3 MẪU RÈM CỬA CÁCH NHIỆT TRONG MÙA THU ĐÔNG

Trong mùa thu đông, việc lựa chọn những bộ rèm cửa cách nhiệt như rèm vải, rèm văn phòng, rèm roman, rèm cuốn,…. giúp cho ngôi nhà bạn thêm ấm áp

Mùa đông, những đợt gió mùa tràn về đem theo cái giá rét đầu mùa. Việc tạo sự ấm áp, nhiệt độ ổn định trong các phòng luôn là điều quan trọng, nó ảnh hưởng đến tâm lý, sinh lý và những hoạt động của các thành viên trong gia đình.

Ngôi nhà ấm áp bên những tấm rèm cửa xinh xắn giúp bạn xua tan đi cái lạnh giá của những ngày mùa đông rét buốt sẽ thật là tuyệt vời. Những bộ rèm cửa cách nhiệt trong mùa đông với những gam màu ấm áp như hâm nóng cái buốt giá trong từng hơi lạnh miên man trong căn nhà bạn. Không những vậy, những bộ rèm cửa còn giúp cho ngôi nhà của bạn thêm sang trọng, độc đáo và thời trang.

Xem thêm: Rèm văn phòng, cảm hứng mới cho không gian làm việc

Rèm cửa có tác dụng tuyệt vời trong việc tạo nên một căn phòng ấm áp và thẩm mỹ. Bên cạnh việc giúp thỏa mãn thị giác của chúng ta, rèm cửa còn giúp bạn che chắn gió lọt vào phòng. Còn bạn muốn những tia nắng hiếm hoi của mùa đông có thể lọt vào phòng qua ô cửa kính, đơn giản là bạn chỉ cần kéo rèm ra mà thôi.

Điểm danh 3 mẫu rèm cửa cách nhiệt trong mùa thu đông
Điểm danh 3 mẫu rèm cửa cách nhiệt trong mùa thu đông

Rèm cửa vừa có tác dụng trang trí, vừa đảm bảo mang đến một không gian sống chất lượng với sự che chắn, cách âm và cách nhiệt tốt. Nhưng trên thị trường hiện nay có vô vàn rèm cửa với nhiều chất liệu khác nhau như rèm vải, rèm cuốn, rèm văn phòng (rèm lá dọc), rèm roman,…. bạn không thực sự hiểu rõ loại rèm cửa nào mới thực sự phù hợp với phong cách nhà bạn cũng như phát huy được tác dụng cách nhiệt tôt nhất. Dưới đây, thegioirem.com sẽ giúp bạn điểm danh 3 mẫu rèm cửa cách nhiệt tốt nhất trong mùa thu đông.

1. Đầu tiên bạn phải kể đến rèm vải:

Trong tất cả các loại rèm thì rèm vải được đánh giá là phổ biến và được ưa chuộng nhất bởi nó đa dạng về chất liệu, màu sắc và kiểu dáng. Mỗi loại phù hợp với từng không gian nội thất riêng, mang đến nhiều phong cách, nhiều vẻ đẹp khác nhau. Một số chất liệu vải thường dùng để may rèm cửa là gấm, voan, linen, nhung, bố, taffeta, lụa, đũi, tơ tằm… vừa nhẹ nhàng, hài hòa, lại rất đỗi tinh tế và sang trọng.

 

Trong thiết kế cửa, bạn thường chú ý đến việc làm sao để có thể cách nhiệt, cách âm tốt mà không nghĩ rằng rèm vải sẽ góp phần phát huy tính năng này. Bằng cách lựa chọn chất liệu vải phù hợp, căn phòng của bạn vẫn đảm bảo mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Chẳng hạn như những chất liệu dày như nhung, gấm, bố thì nên dùng cho mùa đông lạnh giá, rét mướt. Chắc chắn với cách sử dụng này, bạn sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí dành cho điều hòa hay lò sưởi.

Điểm danh 3 mẫu rèm cửa cách nhiệt trong mùa thu đông
Điểm danh 3 mẫu rèm cửa cách nhiệt trong mùa thu đông

2. Rèm cuốn:

Có thể xem rèm cuốn như là một loại rèm có khả năng ngăn chặn ánh sáng chiếu vào phòng tuyệt vời nhất, đặc biệt là khả năng cách nhiệt giữa bên trong nhà với không khí bên ngoài, ngăn cản không cho hơi lạnh từ bên ngoài xâm nhập vào trong phòng cũng như ngăn không cho hơi ấm từ trong phòng đi ra ngoài.

Với khả năng cản sáng cũng như cách nhiệt gần như tuyệt đối do tính chất rèm cuốn hoạt động như một tấm rèm chiếu vừa khít trên ô cửa sổ nên ánh sáng khó có thể lọt vào. Rèm cuốn với đa dạng về màu sắc nên bạn có thể thoải sức lựa chọn các gam màu theo sở thích cũng như phù hợp với tổng thể không gian phòng.

3. Rèm roman:

Rèm roman cũng là một loại rèm vải nhưng được thiết kế 2 lớp, thích hợp với các cửa sổ nhỏ, cửa sổ giếng trời, mang đến một phong cách mới lạ cho không gian sử dụng. Rèm roman thường được sử dụng cho các không gian nhỏ hẹp, tĩnh lặng như phòng nghỉ ngơi, phòng làm việc hay những không gian mang tính chất đặc biệt.

Sở dĩ rèm roman có khả năng cách nhiệt tốt là nhờ thiết kế 2 lớp, các lớp vải được làm từ chất liệu cotton hoặc vải tổng hợp nên có thể ngăn chặn luồng khí từ bên ngoài vào bên trong rất tốt. Bên cạnh đó, thiết kế rèm roman dựa vào tính năng của xếp lớp nên có thể giữ lại không khí khá tốt, giảm mất nhiệt trong ngày đông và phản nhiệt trong ngày hè.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.