MẸO HAY LỰA CHỌN RÈM CỬA SỔ – RÈM CUỐN CHO CỬA KÍNH TRƯỢT

Mẹo hay lựa chọn những chất liệu kiểu dáng rèm cửa sổ, rèm cuốn cho các ô cửa kính trượt giúp bạn có được một không gian phòng đẹp hoàn hảo

Rèm cửa sổ đẹp ngày nay được ví như một món đồ trang trí nội thất, một bộ xiêm y lộng lẫy cho căn nhà bạn. Nhờ có chúng mà những không gain trong ngôi nhà bạn trông thật tinh tế, đẹp mắt, đồng thời chúng cũng cho thấy được sở thích, cũng như tính cách của gia chủ.

Cửa kính trượt là loại cửa được thiết kế với một tấm kính lớn di chuyển trên một đường ray khi đóng mở chứ không phải được gắn vào bản lề và mở ra như các loại cửa thông thường khác. Cửa kính trượt không đơn giản chỉ là giúp phòng nhận được nhiều ánh sáng, cửa kính trượt còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao, bởi sự gọn gàng, không chiếm nhiều diện tích và đặc biệt rất hiện đại. Tuy nhiên, nhược điểm của cửa kính trượt là ánh sáng mặt trời sẽ chiếu trực tiếp vào bên trong phòng, nhiều khi khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, do vậy để khắc phục vấn đề này, sự lựa chọn được các chuyên gia nội thất khuyên bạn đó là sử dụng những bộ rèm cửa cho khung cửa nhà mình.

Xem thêm: Phong thủy phòng làm việc cho người tuổi Thân

Mẹo hay lựa chọn rèm cửa sổ - rèm cuốn cho cửa kính trượt
Mẹo hay lựa chọn rèm cửa sổ – rèm cuốn cho cửa kính trượt

Không gian phòng dường như rộng hơn và thông thoảng hơn với những bộ rèm cửa. Bạn sẽ được cung cấp ánh sáng tự nhiên mỗi ngày và có thể tận hưởng cuộc sống xung quanh mà không cần phải bước ra ngoài. Một lợi thế quan trọng của việc có rèm treo cửa là tiết kiệm năng lượng bằng cách tạo ra một rào cản để bạn điều chỉnh ánh sáng vào phòng.

Trong những năm gần đây, vài trò của những chiếc rèm cửa ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc phối hợp nội thất, chính vì thế mà có vô số kiểu dáng, mẫu mã rèm được sản xuất trên thị trường như rèm vải, rèm roman, rèm văn phòng (rèm lá dọc), rèm cuốn, rèm gỗ, rèm nhôm…..  Tuy nhiên không phải loại rèm nào trên thị trường hiện nay cũng thích hợp sánh bên cùng những ô cửa kính trượt.

Đối với rèm vải, có thể xem đây là loại rèm được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay, bạn có thể thoải mái lựa chọn với nhiều kiểu dáng, chất liệu, mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, với cửa kính trượt thì bạn nên chọn những kiểu rèm đơn giản.

Rèm vải được sử dụng nhiều cho cửa kính trượt, không chỉ tạo được một không gian riêng tư mà nó còn góp phần vào trang trí nhờ hình thức màu sắc và hoa văn độc đáo.

 

Nếu sử dụng lựa chọn này, bạn phải đảm bảo khung thanh rèm sẽ đủ dài để rèm cửa mở đóng mà không bị vướng, dắt vào thanh tay cầm hoặc bất kì vị trí nào của cửa kính. Sử dụng đai thắt để giữ và bảo vệ rèm luôn an toàn khi chúng không được sử dụng.

Khi lựa chọn rèm cho cửa kính trượt, có một vài điều cần phải cân nhắc rõ ràng. Điều quan trọng nhất chính là lượng ánh sáng tự nhiên bạn muốn căn phòng nhận được mỗi ngày. Nếu bạn muốn vào mỗi sáng sớm, căn phòng luôn tràn ngập ánh ngập ánh nắng, hãy chọn loại rèm mỏng.

Tuy nhiên, nếu bạn là người thích cảm giác riêng tư, rèm vải dày có thể tránh được ánh mắt tò mò của những người xung quanh. Không tồi nếu kết hợp cả hai loại rèm này trên cùng một cánh cửa để bạn luôn có cảm giác thoải mái nhất.

Mẹo hay lựa chọn rèm cửa sổ - rèm cuốn cho cửa kính trượt
Mẹo hay lựa chọn rèm cửa sổ – rèm cuốn cho cửa kính trượt

Đối với rèm cuốn

Rèm cuốn được xem như là một giải pháp rất hữu hiệu cho cửa kính trượt, bởi tính gọn nhẹ của nó, khi cần không gian riêng tư bạn có thể kéo rèm che kín cửa nhưng khi cần sự thông thoáng bạn vẫn có thể kéo hết rèm, qua khỏi cửa mà không ảnh hưởng đến tầm nhìn, tạo cho bạn một cảm giác “mở” thực sự.

Theo phong thủy, cửa nhà là nơi thông khí, là nơi giao thoa giữa các luồng khí khác nhau, đặc biệt, cửa kính còn là loại cửa hấp thụ nhiều nguồn năng lượng, hấp thụ nắng và gió nhiều nhất, vậy nên khi lắp đặt cũng như chọn mua rèm cửa bạn cần tham khảo các chuyên gia phong thủy về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng… sao cho phù hợp nhất với bản mệnh cũng như hướng nhà, hướng đất… Bởi cửa chính là nơi thu hút sinh khí cũng như sát khí, vậy nên bạn phải khai thác tối đa những nguồn sinh khí, tạo “vượng khí” cho ngôi nhà và cản sát khí; giúp bạn thêm tự tin hơn trong cuộc sống, gặt hái được nhiều thành công trong công việc, sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.